Doanh nghiệp BĐS: Quy mô càng lớn, nợ thuế càng nhiều

. Chính phủ quy định rõ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải bảo đảm các điều kiện, trong đó quan trọng nhất là chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có). Dự án có số nợ tiền thuế sử dụng đất lớn nhất là KĐTM Phú Lương ở P. Phú La, Phú Lương (Hà Đông) số tiền nợ hơn 193 tỷ đồng. Sau đó, nếu chủ đầu tư thu tiền mặt mà không kê khai, cơ quan thuế sau khi cưỡng chế sẽ công khai danh sách các chủ đầu tư nợ trên địa bàn để khách hàng và các đối tác có thể nắm bắt được khả năng tài chính của các chủ đầu tư cũng như tình hình chấp hành chính sách thuế với Nhà nước”

(Xây dựng) – Đây là ghi nhận của phóng viên Báo Xây dựng qua việc Cục Thuế Hà Nội công bố danh sách các DN nợ thuế trên địa bàn TP mới đây.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nợ thuế đất bị công khai danh tính – Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Mở bán Park 7 và Park 8- Nhịp sống trung tâm Park Hill

(Xây dựng) – Hai tòa căn hộ trung tâm thuộc quần thể Park Hill – Vinhomes Times City: Park 7 và Park 8 sẽ chính thức được mở bán ngày 19/7/2015 tại Khách sạn Lotte Hà Nội.


Tiền thuế sử dụng đất: Nợ được thì cứ nợ

Đầu tháng 7/2015, Cục Thuế Hà Nội đã chính thức công bố danh sách các DN nợ thuế trên địa bàn TP. Theo thống kê đến thời điểm này, số tiền nợ thuế đã lên tới trên 20 nghìn tỷ đồng. Dự án có số nợ tiền thuế sử dụng đất lớn nhất là KĐTM Phú Lương ở P.Phú La, Phú Lương (Hà Đông) số tiền nợ hơn 193 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án là Liên danh Cty CP Đầu tư xây dựng Trung Việt, Cty CP Sông Đà 2 và Cty CP Xây dựng Hồng Quang.

Hàng loạt các dự án nợ thuế “khủng” khác gồm có Khu hỗn hợp TTTM, dịch vụ công cộng, văn phòng và nhà ở 108 Nguyễn Trãi (chủ đầu tư là Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) nợ gần 152 tỷ đồng. Dự án ô đất B4, KĐT Nam Trung Yên, Cầu Giấy (chủ đầu tư là Cty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển nhà số 7 Hà Nội) nợ 79 tỷ đồng. Dự án Khu nhà phố Wall của Cty TNHH Kim Anh nợ gần 75 tỷ đồng. Tổ hợp nhà ở kết hợp văn phòng và dịch vụ thương mại tại Trung Văn của TCty Đầu tư Xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam nợ 79,5 tỷ đồng. Trước đó, Cục Thuế Hà Nội cũng đã công bố danh sách 15 dự án BĐS nợ thuế đất, với những dự án nợ lớn.

Thực tế, phần lớn các dự án có tên trong danh sách nợ tiền sử dụng đất này đều đã được bán trên thị trường. Hoạt động này trái với quy định của pháp luật. Theo Điều 42, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, những dự án chưa nộp tiền sử dụng đất sẽ không được phép bán căn hộ cho khách hàng. Chính phủ quy định rõ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải bảo đảm các điều kiện, trong đó quan trọng nhất là chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có).

Mặt khác, việc chủ đầu tư nợ thuế sử dụng đất có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của khách hàng. Nếu mua phải những dự án chủ đầu tư chưa nộp đủ tiền sử dụng đất thì khách hàng sẽ khó có thể nhận được sổ đỏ ngay. Đồng thời, khách hàng sẽ gặp rủi ro khi mua phải những dự án chủ đầu tư chưa nộp tiền sử dụng đất, chưa triển khai xây dựng công trình đúng theo quy định những đã tổ chức bán hàng. Sở dĩ chủ đầu tư phải huy động vốn trái luật là vì thiếu tiền. Do đó, không loại trừ chủ đầu tư bán hàng để thu tiền nộp tiền sử dụng đất hoặc sử dụng vào việc khác thì khách hàng khó có thể nhận được nhà theo đúng tiến độ cam kết.

Khi được hỏi về lý do nợ thuế, ngoài lý do khó khăn về tài chính, phóng viên còn ghi nhận được ý kiến có phần thiếu ý thức của DN cho rằng: “Tiền thuế mà, nợ được cứ nợ, tiền đó để gửi ngân hàng hoặc kinh doanh sinh lời, khi nào bắt buộc phải nộp thì sẽ nộp thôi”.

Quyết liệt siết chủ đầu tư chây ì nợ thuế

Tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 14/7, ông Thái Dũng Tiến – Phó cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cho biết, việc công khai danh tính và ảnh hưởng đến DN cũng như tác động đến thị trường BĐS là những việc khác nhau. Thực tế, DN có quyền lợi là được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án, xây dựng dự án để thu về lợi nhuận thì DN phải có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Khi xây dựng dự án họ phải đảm bảo đủ năng lực về tài chính để nộp thuế và hoàn thiện dự án.

Đại diện Cục Thuế Hà Nội khuyến cáo: Chủ dự án nợ tiền sử dụng đất chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến người mua nhà, nhất là khi làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở sẽ gặp khó khăn. Do đó, đại diện Cục Thuế Hà Nội khuyên người dân không nên mua nhà của các DN nợ tiền sử dụng đất.

Trước đó, bà Nguyễn Thị Hải Yến – Trưởng phòng Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế – Cục Thuế TP Hà Nội cho biết: Nếu DN vẫn tiếp tục chây ỳ, cơ quan thuế sẽ áp dụng các hình thức cưỡng chế mạnh như trích tiền từ tài khoản chủ đầu tư.

Nếu tài khoản của chủ đầu tư không có tiền thì cơ quan thuế sẽ áp dụng tiếp biện pháp cưỡng chế tiếp, thông báo những hoá đơn không có giá trị sử dụng. Sau đó, nếu chủ đầu tư thu tiền mặt mà không kê khai, cơ quan thuế sau khi cưỡng chế sẽ công khai danh sách các chủ đầu tư nợ trên địa bàn để khách hàng và các đối tác có thể nắm bắt được khả năng tài chính của các chủ đầu tư cũng như tình hình chấp hành chính sách thuế với Nhà nước”. Ninh Toàn

0913.756.339