Hàng loạt Khách sạn gắn mác Dầu khí đã được chuyển nhượng trong thời gian qua.
Đầu tháng 5/2015, thị trường xôn xao thông tin “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản, ông chủ của tập đoàn Khách sạn Mường Thanh, cùng một số thành viên gia đình đã mua lại phần lớn cổ phần của CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông, doanh nghiệp đang sở hữu Khách sạn Phương Đông quy mô 120 phòng tại thành phố Vinh, Nghệ An.
Như vậy, ông Thản cùng con rể và con gái hiện đang sở hữu 42,9% cổ phần của PDC và nếu tính chung bà Lê Kim Giang thì tỷ lệ sở hữu của nhóm này lên đến 53,44%.
Ngày 4/2/2007, được sự phê duyệt của UBND tỉnh Nghệ An, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiếp nhận Công ty Khách sạn Du lịch Phương Đông về làm đơn vị thành viên và đổi tên thành Công ty Du lịch Dầu khí Phương Đông.
Khách sạn Phương Đông về tay đại gia điếu cày
Ngày 21/01/2008, Công ty Du lịch Dầu khí Phương Đông tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập và đổi tên thành Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông. Ngày 29/9/2009, cổ phiếu của công ty với mã chứng khoán PDC chính thức giao dịch tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Đến tháng 3/2010, PVN chuyển nhượng hơn 60% cổ phần của PDC cho Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí – PTSC (PVS). Đến tháng 8/2011, PTSC lại chuyển nhượng số cổ phiếu trên cho Ocean Hospitality và Ocean Bank. Hiện Ocean Bank vẫn nắm giữ 10,9% cổ phần của PDC.
Hai khách sạn khác của ngành dầu khí cũng đã được chuyển nhượng là Petro Sông Trà và Petro Tower tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Hai khách sạn ngành dầu khí ở Quảng Ngãi đổi chủ
Năm 2014, CTCP Thương mại dịch vụ dầu khí miền Trung – đơn vị thành viên của PET và do PET nắm 90% vốn – đã ký hợp đồng chuyển nhượng 2 khách sạn này với giá trị 100 tỷ đồng.
Khách sạn Petro Sông Trà được PET liên doanh với Công ty Du lịch Quảng Ngãi từ năm 1998 và mua lại phần vốn vào năm 2006; Khách sạn Petro Tower, hạng 4 sao, được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2009.
Theo Petrosetco, trong thời gian qua, do lượng khách đến tỉnh Quảng Ngãi thấp dẫn tới hoạt động kinh doanh khách sạn không hiệu quả. PET đã quyết định chấm dứt mảng kinh doanh này, tiền thu được từ việc chuyển nhượng sẽ tập trung cho các mảng kinh doanh hiệu quả cao hơn của Tổng công ty.
Năm 2014, Địa ốc dầu khí (PVL) cũng đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất và toàn bộ quyền sở hữu tài sản trên đất của Tòa nhà Trung tâm thương mại và khách sạn Quỳnh Lưu Plaza cho đối tác Vietinbank khai thác, sử dụng.
Liên danh tư nhân đề xuất đầu tư dự án tại sân bay Cam Ranh
Năm 2014, Khánh Hòa đón 2 triệu lượt khách qua Cảng hàng không Cam Ranh, dự kiến năm 2015 sẽ đón 2,5 triệu khách.
Anh Minh
Nguồn tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho hay liên danh hai nhà đầu tư gồm Công ty cổ phần Việt Xuân Mới và Công ty cổ phần tập đoàn Đức Bình đã có đề xuất lên Bộ Giao thông Vận tải xin đầu tư Dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) theo hình thức BOT.Theo đề xuất này, Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.980 tỷ đồng, chưa bao gồm lãi vay, với thời gian hoàn vốn khoảng 21 năm.“Việc huy động được nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân sẽ đẩy nhanh việc thực hiện dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, góp phần đem lại hiệu quả tích cực về mặt kinh tế-xã hội cho tỉnh Khánh Hòa đồng thời góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội,” đề xuất viết.Liên danh cũng cho hay nếu được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận, sẽ chuẩn bị lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lựa chọn nhà đầu tư từ năm 2015-2016 và thi công, hoàn thành nghiệm thu đưa vào khai thác năm 2016-2018.Hiện tại, nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế Cam Ranh có diện tích 13.995m2 với công suất phục vụ 1,6 triệu lượt khách/năm, tương đương 800 hành khách vào giờ cao điểm.Tuy nhiên, trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng hành khách thông qua cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã liên tục tăng cao, bắt đầu có dấu hiệu quá tải từ đầu năm 2014.Năm 2014, tỉnh Khánh Hòa đón 2 triệu lượt khách thông qua cảng hàng không Cam Ranh, dự kiến năm 2015 sẽ đón 2,5 triệu khách.“Việc xây dựng một nhà ga hành khách quốc tế riêng biệt tại cảng hàng không quốc tế Cam Ranh là việc làm cần thiết và cấp bách, giúp tạo thành 2 nhà ga, tách biệt quy trình khai thác ga quốc tế và quốc nội, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai”, vẫn theo đề xuất này.Về phương án huy động vốn, liên danh cũng đưa ra 2 phương án gồm huy động nguồn vốn khu vực tư nhân trong nước theo hình thức BOT và thành lập doanh nghiệp dự án.
Giá trị chuyển nhượng được PVL cho biết không thấp hơn giá trị công nợ của PVL tại Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai và toàn bộ chi phí liên quan để hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Như vậy có thể hiểu đây là khoản “gán nợ” của PVL đối với Vietinbank.
Một số khách sạn trong ngành dầu khí khác như khách sạn Lam Kinh (Thanh Hóa) và khách sạn dầu khí Thái Bình do hai công ty thành viên của TCT xây lắp dầu khí Việt Nam quản lý; khách sạn Đà Nẵng Petro trực thuộc Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Theo Vietnamnet.vn